Hệ thống giáo dục tuyệt vời là một trong những lý do Canada thu hút nhiều người nhập cư hàng năm. Tại đây, học sinh được thỏa sức phát huy thế mạnh, học đúng sở thích, nhu cầu thay vì gò ép tất cả các em vào một khuôn mẫu có sẵn. Đó chính là cách giáo dục biến trường học thành nơi mang lại động lực và niềm vui cho học sinh.
Canada từ lâu đã quá nổi tiếng về chất lượng hệ thống giáo dục và trường học. Hệ thống giáo dục Canada xây dựng và phát triển bởi tiền của người đóng thuế nên đặc điểm lớn nhất của các trường công lập là cung cấp giáo dục miễn phí cho cư dân Canada. Hầu hết người Canada đều đồng ý rằng tiền thuế của họ được sử dụng và chi trả hợp lý cho hệ thống giáo dục mạnh mẽ của đất nước.
Theo một cuộc khảo sát năm 2020, Canada được đánh giá là có hệ thống giáo dục tốt thứ ba trên toàn cầu. Một phân tích chuyên sâu do Cơ quan Thống kê Canada thực hiện cho thấy người Canada chi 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho giáo dục, cao hơn mức chi tiêu trung bình của các nước tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Và tất nhiên, Canada sẽ nhận được sự đền đáp xứng đáng với khoản ngân sách to lớn cho nền giáo dục nước nhà. 91% người lớn trong độ tuổi 25-64 có ít nhất bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, và 68% người nhận được chứng chỉ giáo dục sau trung học. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình của OECD, và chứng tỏ tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội Canada.
Điều này không có nghĩa là nền giáo dục ở Canada hoàn hảo. Một số trường có quy mô lớp học lớn nhưng tỷ lệ giáo viên/ học sinh rất thấp hoặc cũng có nhiều trường không cung cấp nhiều chương trình ngoại khóa và các hoạt động thể chất bắt buộc. Một số trường cung cấp ít lựa chọn khóa học và chương trình học hơn so với nhiều trường khác. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ càng trước khi quyết định cho con học ở một trường tại Canada.
Hệ thống giáo dục Canada chịu giám sát bởi chính quyền liên bang nhưng việc quản lý và vận hành thuộc về trách nhiệm cấp tỉnh/vùng lãnh thổ, có nghĩa là hệ thống ở Ontario sẽ khác với hệ thống ở British Columbia, v.v. Ngay cả trong một tỉnh, giáo dục có thể khác nhau đáng kể giữa các trường học và không có hệ thống đồng nhất các quy định về giáo dục.
Tuy nhiên, tựu chung lại thì hệ thống giáo dục Canada khá giống với anh bạn láng giềng Hoa kỳ và được chia thành 3 giai đoạn: giáo dục mầm non hoặc trước mẫu giáo, giáo dục tiểu học và trung học (còn gọi là K-12), và giáo dục sau trung học.
Trường Công ở Canada hầu như là các trường hỗn hợp gồm có cả nam và nữ. Tuy nhiên, có một số trường tư thục ở Canada chỉ cung cấp các lớp học cho nam sinh hoặc nữ sinh. Trường học sẽ trang bị cho học sinh tất cả các sách giáo khoa cần thiết. Học sinh chỉ phải mua những đồ dùng học tập như bút chì và vở để chuẩn bị cho một năm học.
Bắt nạt bị nghiêm cấm triệt để trong các trường học ở Canada. Có các chương trình phòng chống bắt nạt học đường được thực hiện ở nhiều trường học trên cả nước để đảm bảo sự bình đẳng và bảo vệ trẻ em.
Hệ thống giáo dục của Canada được phân ra trường Công và trường tư. Tuy nhiên dù thuộc loại hình nào thì các trường cũng phải đăng ký và thỏa mãn được yêu cầu theo đúng quy định chính quyền Tỉnh và Liên Bang. Điều quan trọng là cân nhắc sao cho phù hợp dựa trên phân tích toàn diện về khả năng học tập của trẻ, nguồn tài chính của gia đình và kỳ vọng của bạn đối với trẻ.
Hệ thống giáo dục sẽ gồm các cấp bậc đào tạo sau:
Đối tượng: Trẻ từ 3-5 tuổi
Giáo dục mầm non thường có cơ cấu ít chặt chẽ hơn so với các giai đoạn bắt buộc của tiểu Học hay trung học. Vì vậy, sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau cho loại trường mầm non, chương trình giảng dạy, lịch trình, chi phí,v.v. Giáo dục mầm non hầu hết sẽ miễn phí ở nhiều Tỉnh. Tuy nhiên, ở một số tỉnh đặc biệt là đối với những cơ sở tư nhân thì phụ huynh có thể phải trả tiền.
Hai loại hình chăm sóc trẻ phổ biển tại Canada là trường mầm non và nhà trẻ (Daycares). Nhiều bậc cha mẹ ở Canada cũng khuyến khích sự phát triển thời thơ ấu của trẻ ở những môi trường giáo dục ít chính thống hơn, như thông qua các họat động ở nhà hoặc các nhóm Playgorup trong khu phố mình sống.
Đối tượng: Trẻ 6 tuổi (Lớp 1) đến 12 tuổi (Lớp 6) hoặc 14 tuổi (lớp 8 )
Tại các trường tiểu học ở Canada, sẽ rất khó để thấy hình ảnh dãy bàn ghế dài xếp ngay ngắn như ở Việt Nam mà thay vào đó là những chiếc đệm nằm rải rác bên cạnh những chiếc ghế và một số bàn gỗ nhỏ xinh xắn có 3-5 chỗ ngồi. Phòng học sẽ không có bục giảng dành riêng cho giáo viên mà giáo viên sẽ ngồi giữa lớp và các em nhỏ ngồi xung quanh. Hai giáo viên sẽ phụ trách quản lý khoảng 22 học sinh và chịu trách nhiệm về tất cả các khóa học cho trẻ bao gồm tiếng Anh, Toán học, Thiên văn học, các lớp học ngoài trời,…
Ngoài giờ học trên lớp ra thì có rất nhiều hoạt động ngoại khóa, chủ yếu tập trung khai thác sở thích của trẻ trong giai đoạn đầu phát triển. Rất nhiều chuyến đi dã ngoại được tổ chức trong năm và địa điểm tham quan rất đa dạng, tập trung vào tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống tại vùng đất mà các em sinh sống.
Đối tượng: trẻ từ 14,15 tuổi (Lớp 9) đến 17,18 tuổi (Lớp 12), có thể kéo dài đến lớp 13 (Ontario)
Tại trường trung học, học sinh có thể lựa chọn chương trình kết hợp văn hóa và tiếng Anh.
Tại trường trung học, học sinh có thể lựa chọn chương trình kết hợp văn hóa và tiếng Anh. Giáo viên phải có ít nhất 1 bằng cử nhân và 1 năm đào tạo thực tập sư phạm, nhiều người học lên để có bằng master để có thể đứng lớp.
Tùy từng Tỉnh Bang mà thời điểm bắt đầu và kết thúc năm học có sự thay đổi. Tuy nhiên, hầu hết các trường sẽ bắt đầu học từ tháng 9 đến tháng 6 và thời gian học trong tuần là thứ Hai đến thứ Sáu.
Nếu xét riêng về Du học sinh, hầu hết các trường không đòi hỏi bằng Anh văn, chỉ cần bạn đó có điểm học văn hóa tốt. Khi bắt đầu vào trường, du học sinh sẽ trải qua một bài thi ngoại ngữ để xác định có cần học thêm ngoại ngữ ngoài các môn học văn hóa hay không cũng như để phân loại trình độ và xếp lớp.
Bậc Cao đẳng:
Bao gồm 3 loại hình:
Các trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục Canada mang tính thực tiễn nhiều hơn các trường đại học, đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động. Thời gian đào tạo thường dao động trong khoảng 1 – 3 năm, ngắn hơn so với thời gian học tại các trường đại học.
Bậc Đại học:
Canada là đất nước sở hữu số lượng lớn các trường đại học được đánh giá cao và nằm trong top đầu thế giới. Tại đây, sinh viên sẽ được tiếp cận với những ngành học đa dạng và tiên tiến nhất như: công nghệ gen, công nghệ nano, thiết kế phần mềm, lập trình game, lập trình ứng dụng,…Các bậc học sau đại học như cao học, thạc sĩ, tiến sĩ…cũng tương tự như hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
Năm học thường bắt đầu từ tháng 9, tuy nhiên không phải là lỳ nhập học duy nhất. Quanh năm, các trường thường có tới 3 kỳ nhập học, lần lượt vào tháng 1, tháng 5 và tháng 9. Hầu hết không tổ chức thi tuyển mà xét tuyển thông qua hồ sơ.
Mở rộng: Các trường dạy tiếng (Language School)
Canada là một trong những quốc gia sử dụng song ngữ Anh – Pháp và cả hai đều được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Quốc gia này. Do đó, sẽ có trường/chương trình dạy tiếng Anh (ESL) hoặc Pháp (FSL). Học sinh có thể tiếp xúc với chương trình này ngay từ bậc trung học phổ thông.
Hệ thống giáo dục tại Canada theo xu hướng khuyến khích tự làm tự nghiên cứu. Trên lớp thầy cô giáo chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ giảng dạy những nội dung cơ bản và tạo môi trường học tập tự do cho học sinh, sinh viên thoải mái trao đổi, nghiên cứu.
Điều này thể hiện rõ rệt nhất ở các trường học mẫu giáo hoặc tiểu học ở Canada, học sinh sẽ được rèn luyện tính tự lập từ những việc nhỏ nhất như tự ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,…
Nói không với tư tưởng “Điểm số quyết định trình độ”, Canada luôn ưu tiên đánh giá cao về khả năng tư duy phát triển và khám phá sáng tạo ra những điều mới mẻ. Do đó, tiêu chuẩn học bổng không chỉ dành cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc mà còn thêm các yếu tố về hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng, công trình nghiên cứu,…
Nền giáo dục của Canada không có hệ thống sách giáo khoa hay chương trình học cụ thể. Thay vào đó, học sinh, sinh viên sẽ được hướng dẫn đi theo chương trình học do giáo viên, giảng viên tự chuẩn bị. Tuy nhiên, những giáo án mà giáo viên, giảng viên soạn thảo vẫn bám sát nội dung cần giảng dạy do nhà trường và chính quyền tỉnh bang đề ra.
Ngoài những kiến thức trên lớp và kinh nghiệm làm việc thực tế, học sinh, sinh viên còn được hỗ trợ phát triển kỹ năng miễn phí: được bổ trợ các kĩ năng như viết, thuyết trình, dạy học, xin việc, ghi chép, làm bài kiểm tra, điều chỉnh cảm xúc bản thân, kĩ năng giao tiếp,…
Các trung tâm giáo dục Canada còn hỗ trợ sinh viên kết nối với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Song song với bài giảng lý thuyết trên lớp, học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa và các chương trình thực tập có hưởng lương do nhà trường liên kết với công ty, doanh nghiệp tại Canada tổ chức. Những chương trình này nhằm nâng cao các kỹ năng sinh tồn và kinh nghiệm làm việc thực tế cho học sinh, sinh viên.
Gần đây Le Immigration Group đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc nên…
Định Cư Canada Diện Bảo Lãnh Thân Nhân Canada là một trong những điểm đến…
Việc xin visa du lịch Canada có thể là một trải nghiệm thú vị, nhưng…
Bạn có biết: Top 5 tỉnh lấy PR (Permanent Resident) dễ dàng qua chương trình…
Đăng ký tham dự Workshop để có cơ hội trao đổi trực tiếp và nhận…
Từ năm 2024 đến 2026, Canada dự kiến sẽ chào đón hơn 1,5 triệu người…
This website uses cookies.