Biên giới được mở cửa và rất nhiều thường trú nhân mới đang sắp sửa chặng hành trình đến với xứ sở lá phong. Cùng Le Immigration liệt kê danh sách những việc cần ưu tiên cần làm trong hai tuần đầu tiên khi bạn vừa đặt chân đến Canada nhé!
Canada đã nới lỏng hoàn toàn việc nhập cảnh từ tháng 9/2021 do dịch bệnh đã được kiểm soát tốt tại nhiều nơi trên toàn thế giới và tại chính Canada. Đây được xem là quãng thời gian lý tưởng cho những người có thư xác nhận thường trú nhân (COPR) đến định cư và ổn định cuộc sống mới tại xứ sở lá phong.
Tuy nhiên, việc thích nghi với cuộc sống mới có thể phải mất nhiều thời gian nếu bạn không có các thông tin đúng và không biết những việc cần làm. Hiểu được điều đó, Le Immigration xin chia sẻ những việc quan trọng cần làm ngay trong vòng hai tuần sau khi nhập cảnh vào Canada để giúp bạn xua tan nỗi lo và bắt đầu một cuộc sống mới đầy suôn sẻ.
Cùng Le Immigration liệt kê danh sách những việc cần ưu tiên cần làm trong hai tuần đầu tiên trong bài viết dưới đây nhé!
Một trong những ưu tiên hàng đầu của khách hàng sau khi đến Canada là tìm một nơi ở tạm thời cho đến khi tìm hiểu kỹ càng để thể thuê hoặc mua nhà sinh sống lâu dài. Nếu bạn không có người thân ở Canada thi nên chọn tạm trú tại khách sạn hoặc một căn hộ căn hộ airbnb ngắn hạn. (Để tiết kiệm thời gian và chi phí thì bạn có thể cân nhắc những địa điểm gần Subway hoặc gần trạm xe buýt)
Để tìm nhà hoặc tìm thông tin về tình hình bất động sản tại địa phương mình đang sinh sống, bạn có thể truy cập một số website do chính phủ hoặc các tổ chức uy tín cung cấp. Trong đó, trang “Hỗ trợ cho cư dân mới” (https://www.cic.gc.ca/english/newcomers/services/index.asp) là một trang web cung cấp khá nhiều tin tức và thông tin hữu ích liên quan đến việc mua, thuê hoặc bảo trì nhà ở. Bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ theo Tỉnh bang mà bạn sinh sống để nhận được hỗ trợ tối đa.
Bên cạnh đó, thông tin nhà cho thuê có thể tìm thấy một cách dễ dàng trên các tờ báo địa phương và văn phòng bất động sản ở khu vực sinh sống. Tuy nhiên, cách tốt nhất là yêu cầu công ty dịch vụ di trú hỗ trợ, hoặc thuê nhà có chủ là người Việt. Bạn cũng nên đến tham quan nhà trước khi quyết định thuê và nhất thiết phải đọc kỹ hợp đồng thuê, nắm rõ các khoản chi phí cũng như quy định về nhận và trả nhà.
Để phục vụ cho nhu cầu liên lạc, lướt web, tìm kiếm thông tin,… khi bạn mới đặt chân đến Canada thì việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến là mua sim điện thoại. Ở Canada có nhiều nhà mạng để mọi người lựa chọn như Telus, Virgin, Roger, Bell, Koodo, v.v. Tùy theo khả năng từng người mà bạn có thể chọn cho mình một gói phù hợp. Hãy tìm hiểu hết các nhà mạng xem thử mình phù hợp với gói nào thì chọn. Mọi người có thể dễ dàng kiếm các nhà mạng, đăng ký sim điện thoại ở các Shopping Mall lớn gần khu các bạn ở.
Sau khi có sim điện thoại, bạn có thể download một số ứng dụng tiện ích phục vụ cho nhu cầu ăn uống, mua sắm, di chuyển,.. tại Canada, một số ứng dụng phổ biến tại Canada bao gồm:
Ngay khi đến nơi, bạn cần thu thập các giấy tờ quan trọng bao gồm:
Chương trình định cư diện Mở Doanh nghiệp
Chương trình định cư diện tay nghề Canada
Số bảo hiểm xã hội (SIN) là một dãy số bao gồm 9 ký tự được cung cấp bởi Trung tâm Dịch vụ Canada (Service Canada Centre) từ chính phủ liên bang.
Đây cũng là một trong những việc nên làm đầu tiên khi đặt chân đến Canada. Chỉ khi có số bảo hiểm xã hội (Social Insurance Number), bạn mới được làm việc hợp pháp tại Canada hoặc nộp đơn đăng ký các chương trình chính phủ để nhận những phúc lợi xã hội. Ngay khi tới Canada, bạn cần nộp đơn xin SIN càng sớm càng tốt.
Hiện tại, chỉ có thể đăng ký thẻ SIN trực tuyến hoặc qua đường bưu điện . Sử dụng thẻ PR để nhận SIN ngay khi tới. SIN cần thiết để trả thuế, đăng ký các khoản đầu tư, mở tài khoản tiết kiệm và tìm việc làm. Thông tin liên quan đến An sinh xã hội của bạn cần được bảo mật cẩn thận.
Ngay khi đến Canada, người nhập cư cần đăng ký thẻ bảo hiểm y tế từ chính quyền tỉnh bang hoặc lãnh thổ càng sớm càng tốt. Đơn đăng ký thẻ bảo hiểm y tế có sẵn tại phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc hoặc tổ chức phục vụ người nhập cư. Người nhập cư cũng có thể tải về mẫu đơn trên website của đơn vị chính quyền phụ trách về y tế và sức khỏe của tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thẻ y tế Canada (Điều kiện cấp, các dịch vụ cung cấp,…) tại đường link: https://www.canada.ca/en/health-canada/services/health-cards.html
Lưu ý rằng đăng ký cư trú tại tỉnh nào thì được nhận chế độ bảo hiểm y tế tại tỉnh đấy. Nhiều tỉnh bang cung cấp quyền tiếp cận bảo hiểm y tế ngay lập tức, nhưng một số tỉnh và vùng lãnh thổ yêu cầu thời gian chờ đợi ba tháng. Nếu định cư tại một trong các địa điểm sau đây, quý vị sẽ cần phải mua bảo hiểm tư tạm thời cho thời gian chờ đợi: British Columbia, Ontario, Quebec, Saskatchewan, Vùng lãnh thổ Tây Bắc, New Brunswick, Yukon,…
Tại Canada, bạn có quyền tiếp cận bảo hiểm y tế miễn phí đối với hầu hết các dịch vụ y tế cần thiết (khám và điều trị bởi bác sĩ gia đình, chăm sóc tại bệnh viện, xét nghiệm và một số dịch vụ khác). Ngoại trừ một vài dịch vụ nha khoa và khám mắt, kính thuốc và chăm sóc tại gia. Bạn có thể mua bảo hiểm y tế tư nhân bổ sung cho các dịch vụ này, loại bảo hiểm này đôi khi cũng được các nhà tuyển dụng cung cấp khi bạn làm việc cho họ. Bạn sẽ cần phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế để được chăm sóc tại các cơ sở y tế địa phương.
Trên thực tế, việc mở tài khoản ngàn hàng bạn nên thực hiện trước khi đến Canada để khi đến nơi tiền đã có sẵn trong tài khoản. Hầu hết các ngân hàng có dịch vụ đăng ký mở tài khoản trên website thông qua đơn đăng ký online. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin số hộ chiếu khi làm thủ tục và sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về số tài khoản sau khi được xét duyệt.
Ngay khi bạn đến Canada, bạn sẽ đến ngân hàng và đưa cho họ hộ chiếu của bạn để có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng. Nhân viên tư vấn không chỉ hỡ trợ mở thẻ ngân hàng mà còn có thể cung cấp một số kiến thức cơ bản về tài chính như cách xây dựng lịch sử tín dụng một cách nhanh chóng hoặc điều kiện vay mua xe, mua nhà thế chấp. Nhiều ngân hàng có công cụ “Máy tính ngân sách” giúp dự trù các khoản chi phí cần thiết. Điều này sẽ góp phần quản lý việc chi tiêu tốt hơn khi mà chi phí sinh hoạt, giá cả hàng hóa,… có nhiều khác biệt so với Việt Nam.
Nếu có thể, bạn nên nên lấy thẻ tín dụng càng sớm càng tốt để bắt đầu xây dựng lịch sử tín dụng mới của mình. Tại Canada, chủ nhà, các công ty tiện ích, ngân hàng, tổ chức tín dụng và thậm chí là nhà tuyển dụng luôn xem xét lịch sử và điểm tín dụng để xác định khách hàng hay ứng viên có ổn định và đáng tin cậy về tài chính hay không.
Dưới đây là một số ngân hàng có tên tuổi dành cho người mới nhập cư vào Canada:
Nếu bạn có giấy phép lái xe hợp lệ từ Việt Nam (hoặc bất kỳ quốc gia nào bạn đang sinh sống), bạn sẽ có thể sử dụng giấy phép này để lái xe ở Canada trong một thời gian ngắn sau khi đến định cư. Bằng lái xe Việt Nam có thể sử dụng ở Canada với điều kiện:
Trên thực tế chỉ cần bạn đổi bằng lái xe Việt Nam sang Canada là có thể thuê và lái xe ở bên đó. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn nên cầm theo bằng lái xe gốc của mình đề phòng khi người bên đó yêu cầu.
Giấy phép này sẽ cho phép bẠN lái xe ở bất cứ đâu tại quốc gia này. Việc xin cấp đổi bằng lái nên được tiến hành càng sớm càng tốt vì thủ tục có thể mất một số thời gian nhất định tùy theo tỉnh bang mà bạn sinh sống.
Lưu ý: Bạn nên đổi bằng lái xe Việt Nam sang Canada (bằng lái xe quốc tế) với thời hạn 3 năm. Trong 3 năm, bạn sẽ có thời gian để học và thi bằng lái xe Canada.
Giáo dục là bắt buộc tại Canada từ lớp 1 đến lớp 12. Các trường công phải nhận học sinh trong độ tuổi này sinh sống tại khu vực của mình và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, mỗi tỉnh bang sẽ có 1 hoặc nhiều Sở giáo dục, phân chia quản lý các trường công và sẽ là đơn vị sắp xếp học sinh vào trường phù hợp. Quý vị cần đăng ký với Sở giáo dục tại nơi cư trú để con được đi học.
Bạn cũng có thể lựa chọn cho con mình một ngôi trường tư nhân, tuy nhiên sẽ phải liên hệ trực tiếp với trường để được nhập học. Những trường tư tốt ở Canada, đặc biệt là trường trung học (từ lớp 9-12) có học phí và tiêu chuẩn khá cao, ngay cả đối với người bản xứ. Do đó, quý vị nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.
Canada có các khoản trợ cấp và tín dụng thuế liên bang và tỉnh bang được thiết lập để hỗ trợ gia đình và cá nhân có thu nhập khiêm tốn hoặc thấp. Bao gồm:
Bên cạnh đó, các khoản phúc lợi trẻ em, người thất nghiệp, người già cũng được chính quyền Liên Bang và tỉnh bang tăng cường để thúc đẩy chính sách an sinh toàn diện tại Canada. Các bạn có thể dành thời gian tìm hiểu các khoản phúc lợi này để đăng ký và nhận trợ cấp sau khi đáp ứng đủ thời gian sinh sống và làm việc tại Canada.
Ba tiêu chí làm nên thành công của dịch vụ tư vấn định cư:
Và đó cũng chính là mục tiêu, là quy trình mà Le Immigration luôn hướng tới để hỗ trợ khách hàng trên chặng hành trình chinh phục thường trú nhân Canada. Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn định cư chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết đồng hành để tìm ra giải pháp “an cư-lạc nghiệp” giúp khách hàng sớm hòa nhập với cuộc sống và thị trường lao động Canada.
AN CƯ:
LẠC NGHIỆP:
Đến với Le Immigration, Quý khách hàng sẽ có cơ hội nhận được tư vấn trực tiếp từ Chuyên gia có hơn 21 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tư vấn Di trú và là thành viên của Hiệp hội tư vấn viên ICCRC được chỉ định bởi chính phủ Canada. Hồ sơ của Quý khách hàng sẽ được thụ lý với độ an toàn, chính xác và có tỷ lệ thành công cao nhất.
Nguồn: Tổng hợp (Từ các bài viết trên mạng và thông tin từ Website chính phủ Canada)
Mọi thắc mắc về hồ sơ, thủ tục định cư Canada, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Le Immigration Group
Địa chỉ: Tầng 17, TNG Tower, 180-192 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0936-168-599.
Website: https://minhle.ca/
Le Immigration Group hân hạnh đồng hành của quý khách trên con đường hiện thực hóa giấc mơ định cư của mình
Gần đây Le Immigration Group đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc nên…
Định Cư Canada Diện Bảo Lãnh Thân Nhân Canada là một trong những điểm đến…
Việc xin visa du lịch Canada có thể là một trải nghiệm thú vị, nhưng…
Bạn có biết: Top 5 tỉnh lấy PR (Permanent Resident) dễ dàng qua chương trình…
Đăng ký tham dự Workshop để có cơ hội trao đổi trực tiếp và nhận…
Từ năm 2024 đến 2026, Canada dự kiến sẽ chào đón hơn 1,5 triệu người…
This website uses cookies.