Cấm nhập cảnh Canada vì lý do sức khỏe – Những điều cần hiểu rõ

Cấm nhập cảnh Canada vì lý do sức khỏe – Những điều cần hiểu rõ

Không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe là một trong những nguyên nhân khiến cho công dân ngoại quốc bị cấm nhập cảnh vào Canada. Tuy nhiên, Canada có thật sự cấm nhập cảnh nếu đương đơn đang gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe. Cùng Le Immigration tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


Việc khám sức khỏe trước khi đi định cư, làm việc, du học,…Canada là điều bắt buộc. Công dân ngoại quốc phải trải qua một quá trình khám sức khỏe di trú tại nơi được chính phủ Canada chỉ định.

Theo dữ liệu do CIC cập nhật gần đây nhất từ năm 2019, số lượng Thị thực (Visa) nhập cư bị từ chối liên quan đến tình trạng sức khỏe lên đến 1,400 hồ sơ mỗi năm. Nếu sức khỏe của đương đơn không đủ tiêu chuẩn; việc xét duyệt visa của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc thậm chí là không được phép nhập cư.

Nguyên nhân bị từ chối nhập cảnh vì lý do sức khỏe

Thuật ngữ “lnadmissibility” được hiểu là tình trạng “không thể chấp nhận” để được phép nhập cảnh vào Canada. Có rất nhiều lý do để Bộ Di trú quyết định 1 đương đơn thuộc tình trạng “không thể chấp nhận” và nổi bật trong số đó là Không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.

Mọi đương đơn xin Thị thực Nhập cư Canada và một số đương đơn xin tình trạng tạm thời ở Canada (du học/ làm việc,…) đều phải trải qua một bài kiểm tra y tế như là một phần bắt buộc của quy trình xét duyệt hồ sơ định cư Canada. Quy trình kiểm tra y tế của hồ sơ định cư thường được kiểm soát chặt chẽ (so với hồ sơ du học) để đánh giá đương đơn có những bệnh hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy hiểm nằm trong danh sách không được nhập cảnh vào Canada hay không.

Quy trình khám sức khỏe thông thường sẽ diễn ra như sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát (đo chiều cao, cân nặng, thị lực…).
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X-quang lồng ngực.

Không những thế, Canada cũng đánh giá dựa trên lịch sử hồ sơ y tế và trạng thái tinh thần của người nộp đơn để đưa ra quyết định cuối cùng về việc cá nhân đó có được phép nhập cảnh vào Canada hay không.

Theo quy định của chính phủ Canada, đương đơn sẽ bị từ chối thị thực nếu tình trạng sức khoẻ:

  • Gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng: Dựa trên Kết quả khám sức khỏe và lịch sử khám sức khỏe, mắc các bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan ra cộng đồng dân cư.
  • Gây nguy hại cho an toàn cộng đồng: Mắc các bệnh liên quan tới rối loạn hành vi, các bệnh lý thần kinh dẫn tới bạo lực hoặc nguy hiểm cho người khác,…
  • Trở thành gánh nặng cho dịch vụ xã hội và hệ thống y tế của Canada: Ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian sử dụng dịch vụ y tế hoặc tiêu tốn ngân sách cho các dịch vụ cần thiết để điều trị và quản lý tình trạng sức khỏe dân đến việc chi phí cao hơn ngưỡng “chi phí y tế quá mức”.

*Lưu ý: Theo Chính phủ Canada, ngưỡng “chi phí y tế quá mức” vào năm 2022 là $24,057 CAD/ năm ($120,285 trong 5 năm).

Đương đơn nên làm gì sau khi bị từ chối nhập cảnh vì Tình trạng sức khỏe?

Tình trạng “không thể chấp nhận” liên quan đến vấn đề sức khỏe không đồng nghĩa với việc chấm dứt hành trình đến Canada.

Đương đơn mắc các bệnh sau đây có thể khiếu nại và có cơ hội vượt qua tuyên bố “không thể chấp nhận” do tình trạng sức khỏe:

  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh tim
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư
  • Bệnh tự miễn dịch (ví dụ: AIDS, Lupus)
  • Khuyết tật học tập
  • tự kỷ
  • Bại não
  • Hội chứng Down
  • Rối loạn tâm thần
  • Rối loạn máu
  • Viêm gan B & C
  • Bệnh gan
  • Bệnh lao
  • Rối loạn não
  • Các bệnh hiếm gặp
  • Thay khớp gối

Lưu ý: Danh sách liệt kê những bệnh lý nổi bật và không phải là danh sách đầy đủ.

Đương đơn có 2 cách để khiếu nại và phản đối tuyên bố này:

Cách 1: Thư Công bằng theo Thủ tục (Procedural fairness letter)

Đương đơn bị từ chối thị thực liên quan tình trạng “không chấp nhận được” do vấn đề sức khỏe sẽ được thông báo giải trình trước khi Bộ Di trú đưa ra quyết định cuối cùng. Thông báo giải trình này được thể hiện dưới dạng là một Lá thư Công bằng theo Thủ tục.

Khi nhận được Thư này, đương đơn sẽ có cơ hội giải trình về tình trạng sức khỏe của mình. Thời hạn phản hồi là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được Thư.

Vào thời điểm nhận Thư, đương đơn được phép thuê dịch vụ tư vấn Di trú hoặc Đại diện pháp lý để được hỗ trợ tư vấn cung cấp thông tin/bằng chứng về tình trạng của họ một cách hợp lý.

Một ví dụ mà đương đơn có thể đưa vào thư giải trình là các tài liệu liên quan đến tình trạng sức khỏe/ chẩn đoán y tế chứng minh căn bệnh đã được điều trị để cải thiện tình trạng hoặc đã chữa khỏi cùng với các thông tin về chi phí thuốc thang hoặc các dịch vụ cần thiết để điều trị.

Cách 2: Kế hoạch Giảm thiểu tình trạng (Mitigation plan)

Phương pháp này phù hợp với những đương đơn nhận Thư Công bằng theo Thủ tục liên quan đến vượt ngưỡng “chi phí y tế quá mức”. Trong trường hợp này, đương đơn sẽ có cơ hội gửi lại kế hoạch Giảm thiểu tỉnh trạng, trong đó có nêu chi tiết cách họ sẽ đảm bảo sức khỏe để không vượt ngưỡng “chi phí y tế quá mức”, ảnh hưởng xấu hệ thống phúc lợi y tế và xã hội của Canada.

Kế hoạch Giảm thiểu tình trạng sẽ phải gửi đến đúng địa chỉ theo thông tin liên hệ trên Thư Công bằng theo Thủ tục.

Vậy Danh sách chi tiết các bệnh bị cấm nhập cảnh là gì? Cùng đón đọc ở bài viết tiếp theo các bạn nhé!

Nguồn: CIC News

 

Đăng ký tham dự Hội Thảo


    0936 168 599
    4169 190 888